SBC Scientific - Thả muỗi để ngăn chặn sốt xuất huyết Dengue

Thả muỗi để ngăn chặn sốt xuất huyết Dengue

Các nhà khoa học đang tìm cách chống lại bệnh sốt xuất huyết Dengue nhờ một loại vi khuẩn có tên là Wolbachia
facebook-sbc.png   wordpress-logo.png   twitter-16x16.png   youtube-16x16.png   google-plus-icon.png   pinterest-logo-16x16.png   blogger-16x16.png   google-sites.PNG  sbc-logo-16x16.jpg
ngan-chan-so-xuat-huyet.jpg

Năm 2011, Scott O’Neill và cộng sự (Đại học Monash, Úc) cứ mỗi tuần một lần, họ đi thả muỗi ở các khu dân cư thuộc thành phố Cairns- Úc. Cách 4 căn nhà thả 50 con muỗi, đây là muỗi đã nhiễm vi khuẩn Wolbachia, chúng thường sống trong tế bào côn trùng. Loại vi khuẩn này kiềm hãm sự phát triển của virut Dengue, virut không thể sao chép, nói cách khác chúng ta tạo cho muỗi miễn dịch với virut dengue. Nên không có cơ hội cho loài muỗi truyền virut vào cơ thể chúng ta.

Hiện nay các biện pháp phòng ngừa bệnh số xuất huyết Dengue vẫn chưa hiệu quả, do đó cách phòng ngừa gián tiếp này được cho là có khả thi. Đối tượng thực hiện của dự án chính là loài muỗi Aedes aegypti, loài này thường hút máu vào ban ngày nên biện pháp ngủ mùng( vào ban đêm) không tác dụng. Hơn nữa, các loại thuốc diệt ấu trùng muỗi như temphos cũng trở nên mất tác dụng vì chúng kháng thuốc. Về cơ bản, vi khuẩn Wolbachia không có ở muỗi Aedes aegypti nên chúng ta phải làm cho chúng nhiễm rồi phát tán ra diện rộng.

CƠ CHẾ TRUYỀN NHIỄM

Loài muỗi cái cần một loại protein trong máu của chúng ta để đẻ trứng( muỗi đực không cắn). Nếu muỗi cái cắn một người với Dengue, sau khi đẻ trứng( 8 đến 12 ngày), tiếp chúng cắn người tiếp theo thể là truyền virut Dengue vào nạn nhân. Bằng cách ngăn chặn quá trình nhân lên của virut thì sự sốt xuất huyết coi như được ngăn chặn.

Wolbachia được phát hiện năm 1924 khi phân tích các loài muỗi nhà nhưng chỉ được chú ý khi Wolbachia có thể kìm hãm sự nở của trứng muỗi. Những năm 1990, các nhà khoa học cho biết 1 số chủng Wolbachia cũng có thể rút ngắn thời gian sống của côn trùng, mở ra khả năng sử dụng vi khuẩn để kiểm soát sinh sản của côn trùng, qua đó ngăn chặn bệnh do chúng lây truyền.

NHIỄM VÀO MUỖI

Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học dùng kim hiển vi lấy vi khuẩn từ loài ruồi quả rồi tiêm trực tiếp vào trứng muỗi non. Giống như quả bóng bị kim chọc thủng, trứng bị vỡ. Phải tốn nhiều nghìn trứng các nhà khoa học mới thành công.

Scott O’Neill và cộng sự nhiễm trứng muỗi mà không phá hoại trứng đã mắc một số hậu quả không mong muốn. Có lẽ, Wolbachia thường biến mất sau một hoặc hai thế hệ của muỗi, do đó rất khó khi vi khuẩn lan truyền trong tự nhiên. Cuối cùng, họ nhận ra cần phải kiểm tra vi khuẩn trước khi tiêm chủng vào muỗi nhằm thu được các vi khuẩn thường sống trong ruồi quả, làm quen với các chủ mới của chúng. Để được vậy, họ đã tách Wolbachia từ ruồi quả rồi nuôi chúng trong các dòng tế bào muỗi. Năm 2005, các nhà khoa học đã thành công: nhiễm muỗi với Wolbachia rồi theo dõi chúng truyền vi khuẩn từ thế hệ này sang thế hệ khác, tổng cộng 13 thế hệ. Từ đó, Wolbachia đã phát triển trong muỗi ở tất cả các thế hệ sau đó. Cuối cùng cũng thu được thành quả, có ít nhất một chủng Wolbachia đã rút ngắn tuổi thọ của A. aegypti. Hơn nữa, Wolbachia, thậm chí còn kháng sốt xuất huyết hiệu quả hơn ta tưởng. Do các nguyên nhân di truyền, virut dengue bị suy yếu khi sinh trưởng trong muỗi nhiễm Wolbachia. Chỉ mấy năm sau khi cấy truyền thành công Wolbachia vào A. aegypti các nhà khoa học mới biết rằng trong ruồi quả vi khuẩn cũng kìm hãm sao chép virut Drosophila C gây chết ruồi. Các nhà khoa học đã tiêm virut dengue trực tiếp vào muỗi chứa Wolbachia và nhận thấy virut mất sao chép trong cơ thể muỗi. Thí nghiệm được lặp lại nhiều lần, mỗi lần với nhiều muỗi và các kết quả là ổn định.
 
Hiện tại, các nhà khoa học sử dụng một chủng Wolbachia ngăn cản lan truyền vi rút dengue nhưng không rút ngắn thời gian sống của muỗi. Họ muốn muỗi sống trong thời gian dài và đẻ nhiều trứng nhiễm Wolbachia.
 
Một trong các thí nghiệm ở miền Bắc Úc của Scott O’Neil chứng minh rằng sau khi thả khoảng 10 muỗi trên một nhà trong vòng 1 tuần thì chỉ sau 10 tuần có trên 80% muỗi hoang dại trong vùng chứa Wolbachia và chúng còn chứa Wolbachia sau khi đã ngừng thả muỗi hai tháng. Wolbachia truyền dễ dàng qua các thế hệ muỗi nên không cần phải thả lặp lại do chúng sẽ tự phát tán.

Nguồn: Scientific American, the Dengue Stopper
 

Nhà phân phối