SBC Scientific - Môi trường nuôi cấy mô cây dứa hay còn gọi là cây thơm

Môi trường nuôi cấy mô cây dứa hay còn gọi là cây thơm

Trong bài viết này giới thiệu môi trường nuôi cấy mô thích hợp cho hai giống dứa Thơm Son (Ananas bracteatus) và Long Phụng (Ananas comosus). Dứa mọc khá phổ biến ở Việt Nam, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang. Dứa có các lá gai mọc thành cụm hình hoa thị. Các lá dài và có hình dạng giống mũi mác, có mép lá với răng cưa hay gai. Hoa mọc từ phần trung tâm của cụm lá hình hoa thị, mỗi hoa có các đài hoa riêng.

Nuoi-cay-mo-cay-dua-banner-1.jpg

Trong bài viết này sẽ tóm tắt quy trình nhân giống in vitro hai giống dứa kiểng Thơm Son (Ananas bracteatus) và Long Phụng (Ananas comosus), nhằm tạo ra đồng loạt những cây con để làm giống hoặc thuận tiện cho những bước nghiên cứu sau này.
 
Tham khảo môi trường MS( Murashige and Skoog medium)

Vật liệu và phương pháp

 
Vật liệu: Ta lựa chọn vật liệu vô mẫu là chồi nách cây dứa Thơm Son (Ananas bracteatus) và cây dứa Long Phụng (Ananas comosus).
 
Phương pháp: 
Các mẫu được khử trùng trước khi đem vào môi trường nuôi cấy. Chồi nách được lấy từ cây mẹ không bùn đất. Loại bỏ bớt lá bên ngoài trước khi đưa vào bình erlen khử trùng. Lắc đều mẫu với xà phòng trong 10 phút, rửa sạch bằng nước cất. Đưa mẫu vào tủ cấy, chuyển mẫu này qua bình có chứa cồn 70o, lắc đều trong 1 phút, rửa lại bằng nước cất vô trùng. Tiếp cho vào bình có chứa Javel với nước theo tỷ lệ 1:1, có bổ sung thêm Tween 20 nhằm nâng cao hiệu quả khử trùng( Tween là chất làm căng bề mặt), mẫu được lắc đều trong 30 phút. Tiếp rửa mẫu 5-6 lần, chẻ lẫu ra làm 4-6. Rồi khử trùng mẫu này với javel theo tỷ lệ 1:6=javel: nước cất vô trùng, lắc đều mẫu trong 15 phút. Rửa lại mẫu 4- 6 lần. Mẫu sau đó được loại phần tổn thương ra, đem vào môi trường nuôi cấy là MS( Murashige and Skoog medium) có bổ sung 20g/L đường sucrose, và 8-9g/L agar. 
 
Môi trường tối ưu hoá đối với cây dứa Thơm Son,môi trường thích hợp để nhân chồi là môi trường MS có bổ sung 0,1 mg/l NAA và 2 mg/l BA. Chồi được tạo rễ trên môi trường MS có bổ sung 1,0 mg/l NAA và tỉ lệ sống của cây
ngoài vườn ươm đạt 90%. 
Tao-choi-nuoi-cay-mo-cay-dua-Thom-Son.png
Tao-re-nuoi-cay-mo-cay-dua-Thom-Son.png


Đem mẫu mô cây Thơm Son ra vườn ươm.
 
Các cây dứa Thơm Son in vitro thu được của thí nghiệm tạo rễ có từ 5 rễ trở lên, rễ dài 0,5cm, rễ khỏe, cây cao từ 3 – 4 cm đem ra trồng ngoài vườn ươm.  Sau 4 tuần trồng cây ngoài vườn, quan sát có 90% cây con dứa Thơm Son phát triển bình thường. Cây con có hình dạng lá bình thường, hình dạng cây và sự sinh trưởng bình thường, không có biến dị hình thái. Do thời gian làm thí nghiệm hạn chế nên không thể khảo sát các điều kiện tự nhiên: ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng, lượng nước tưới, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây dứa Thơm Son in vitro ngoài vườn ươm
Dua-cay-Thom-Son-dua-nuoi-cay-mo-ra-vuon-uom.png


 
Môi trường tối ưu hoá đối với cây dứa Long Phụng, môi trường thích hợp để nhân chồi là môi trường MS có bổ sung 0,1 mg/l NAA và 0,5 mg/l BA. Chồi được tạo rễ trên môi trường MS có bổ sung 2,0 mg/l NAA và tỉ lệ sống của cây ngoài vườn ươm đạt 82%.

Moi-truong-tao-choi-cay-dua-Long-Phung.png
Moi-truong-tao-re-cay-dua-long-phung.png

Đưa mẫu mô cây dứa Long Phụng ra vườn ươm:
 
Các cây dứa Long Phụng in vitro thu được của thí nghiệm 4 có từ 5 rễ trở lên, rễ dài 0,5cm, rễ khỏe, cây cao từ 3 – 4cm đem ra trồng ngoài vườn ươm. Sau 4 tuần trồng cây ngoài vườn, quan sát có 82% cây con dứa Long Phụng phát triển bình thường. Cây con có hình dạng lá bình thường, hình dạng cây và sự sinh trưởng bình thường, không có biến dị hình thái.
Cay-dua-Long-Phung-dua-ra-vuon-uom.png

Kết luận

 
Môi trường nuôi cấy đối với cây Dứa Thơm Son: để nhân chồi in vitro là môi trường MS có bổ sung 0,1mg/l NAA và 2mg/l BA, môi trường để ra rễ và tạo cây con hoàn chỉnh là môi trường MS có bổ sung NAA 1mg/l và tỉ lệ sống ngoài vườn ươm đạt 90%.

Môi trường thích hợp đối với dứa Long Phụng  để nhân chồi in vitro là môi trường MS có bổ sung 0,1mg/l NAA và 0,5 mg/l BA, môi trường thích hợp để cảm ứng ra rễ và tạo cây con hoàn chỉnh là môi trường MS có bổ sung NAA 2,0mg/l và tỉ lệ sống ngoài vườn ươm đạt 82%.


Bài viết được tham khảo trên kết quả nghiên cứu của NGUYỄN THỊ ĐIỆP, PHẠM ĐÌNH DŨNG, KHA NỮ TÚ UYÊN, NGUYỄN THỊ HỒNG TÚ thuộc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 

1. Bùi Trang Việt (2002), Sinh lí Thực vật Đại cương, phần I, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
2. Mai Trần Ngọc Tiếng(2001), Thực vật cấp cao, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
3. Võ Thị Bạch Mai (2004), Sự phát triển chồi và rễ, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
4. Abul-Soad, A. A., Boshra, E. S. và Ali, H. S (2006), “An improved protocol for the micropropagation of pineapple (Ananas comosus (L.) Merr.)”, Assiut J. Agric. Sci., 37(3), pp.13-30.
5. Adel, M. A., Sharif, H. A. B. M. và Rosna, M. T (2011), “Effects of benzylaminopurine and shoot growth of pineapple (Ananas comosus L. Merr) in vitro”, African Journal of Biotechnology, 10(27), pp.5291 – 5295.
6. Alvard, D., Cote, F. và Teisson, C(1993), “Comparison of methods of liquyd medium cultures for banana micropropagation, Effect of temporary immersion of explants”, Plant Cell Tissues, 32, 555-60.
7. Amin, M. N., Rahman, M. M., Rahman, K. W., Ahmed, R., Hossain, M. S., Ahmed, M. B (2005), “Large scale plant regeneration in vitro from leaf derived callus cultures of pineapple (Ananas comosus L. Merr. Cv. Giant Kew)”, International journal of botany, 1(2), pp.128 – 132.
8 Atique, A. M., Biplab, K. K. và Shyamal, K. R(2003), “Callus induction and highfriquency plant regeneration of pineapple (Ananas comosus L. Merr.)”, Plant tissue culture, 13(2), pp.109 – 116.
9. Duval, M. F., Coppens, d'Eeckenbrugge G., Fontaine, A. và Horry, J. P. (2001), “Ornamental Pineapple: Perspective from Clonal and Hybrid Breeding”Newsletter of the Pineapple Working Group, International Society for Horticultural Science, 8, pp.13 – 14.
10. Khan, S.; Nasib, A. và Saeed, B.A. (2004), “Employment of in vitro technology for
large scale multiplication of pineapples (Ananas comosus)”, Pak. J. Bot., 36(3), pp.611-615.
11. Majid, A. I. et al. (2013), “Effect of cytokinin type and concentration, and source of explant on shoot multiplication of pineapple plant (Ananas comosus ‘Queen’) in vitro”, 10.2478/acas-2013-0002.

Nguyen Dang
SBC Scientific
Hotline: 0945677929
Email: info@sbc-vietnam.com

Nhà phân phối