SBC Scientific - Nuôi tảo Spirulina trong những môi trưởng lỏng khác nhau

Nuôi tảo Spirulina trong những môi trưởng lỏng khác nhau

Môi trường nuôi tảo spirulina: khảo sát trên các môi trường lỏng khác nhau. Spirulina có chứa nhiều vitamins và các hợp chất chống oxy hoá như betacarotene, các carotenoid, selenium, chlorophyll và phycocyanin, gamma linolenic acid, selenium, vitamin E, vitamin B6, inositol, niacin. Spirulina có tác dụng hỗ trợ sức khoẻ tốt cho con người.
facebook-sbc.png   wordpress-logo.png   twitter-16x16.png   youtube-16x16.png   google-plus-icon.png   pinterest-logo-16x16.png   blogger-16x16.png   google-sites.PNG  sbc-logo-16x16.jpg
moi-truong-nuoi-tao-Spirulina.jpg

Giới thiệu chung về tảo Spirulina
 
Abellon CleanEnergy đang tiến hành nuôi trồng tảo để tạo ra nguồn nhiên liệu và các sản phẩm khác thông qua việc sử dụng các nguồn nước khác nhau. Spirulina là một trong những loài cyanobacteria được nghiên cứu nhiều nhất. Từ thời xưa, nó được sử dụng làm nguồn protein, Spirulina sp. NCIM - 5421 được nuôi cấy trong các môi trường lỏng khác nhau như: môi trường tổng hợp (SM), môi trường phân bón (FM) và nước biển (SM). Trọng lượng khô và pH được theo dõi hằng ngày trong 30 ngày liên tiếp. pH nằm trong khoảng từ 9,1 đến 10,4 ở SM, 9,0 đến 10,1 ở FM và 8,51 đến 8,55 ở SM. Trọng lượng khô tăng dần (dw) cùng với tuổi sinh trưởng, tương ứng là 1,84 dw/L và 1,81 dw/L ở SM và FM. Tảo Spirulina được cấy trong SM đã sống sót nhưng sự tăng trưởng không phát triển, đạt được trọng lượng khô tối đa là 0,28 dw/L vào ngày thứ 18 của quá trình nuôi cấy. Nước biển tự nhiên được tăng cường với lượng NaHCO3 và NaNO3 khác nhau  đã không có ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng tảo Spirulina. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu hiện tại có thể được xem xét cho việc nuôi trồng thương mại của Spirulina bằng nước biển.
 
GIỚI THIỆU:
 
Từ nhiều thế kỷ, cyanobacteria đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng do khả năng tạo ra một loạt các hóa chất và các hợp chất hoạt tính sinh học như vitamin, chất màu carotenoid, protein, lipid và polysaccharides (Zhang và cộng sự, 1999). Để khảo sát những tiềm năng của cyanobacteria, cần được nuôi trồng theo cách thương mại. Những nhà nghiên cứu trên toàn cầu đang cố gắng sản xuất vi khuẩn / cyanobacteria thương mại (Belay 1997, Ben-Amotz 2004). Tuy nhiên, rất ít thông tin hoặc thông tin cơ bản có sẵn trên các tiêu chí thiết kế chi tiết, lựa chọn vị trí, cân nhắc về quy mô, hoặc những ràng buộc liên quan đến việc nuôi trồng quy mô lớn.
 
Spirulina là một loài phiêu sinh vật quang hợp dạng sợi nhỏ có cấu trúc hình thành quần thể lớn ở các vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới có nồng độ carbonate và bicarbonate cao và các giá trị pH kiềm lên đến 11. Spirulina từ hồ Chad ở Châu Phi và hồ Texcoco ở Mexico đã được thu hoạch như là nguồn thực phẩm (Vonshak, 1997). Spirulina đã được nghiên cứu về protein đơn bào (SPC) (Anupama, 2000), vitamin, khoáng chất, protein và các axit béo không bão hòa (gammalinolenic acid) (Miranda và cộng sự, 1998), các tính chất chữa bệnh (Belay và cộng sự, 1993), hoạt tính chống oxy hoá (Estrada et al, 2001). Một vài phương pháp nuôi cấy như: Ao mở (Lee YK, 1997), dàn phản ứng sinh học hình ống (Torzillo và cộng sự, 1986), ô kính nghiêng (Hu Q, et al., 1996) đã được thử. Chi phí và thành phần của môi trường nuôi cấy cùng với tốc độ tăng trưởng của tảo là các yếu tố thách thức cho việc sản xuất thương mại. Các môi trường khác nhau đã được thử dùng để nuôi cấy spirulina như môi trường của Zarrouk (Zarrouk, C. 1966), môi trường Rao (Singh, S. 2006), môi trường  CFTIR (Venkataraman và cộng sự, 1995), môi trường  OFERR (Singh, S. 2006 ), môi trường được sửa đổi (6) (Raoof và cộng sự, 2006) và môi trường Bangladesh (Khatum và cộng sự, 1994).
 
Báo cáo này nhằm mục đích nghiên cứu ba mục tiêu: (1) Nuôi trồng Spirulina sp. NCIM - 5412 trong môi trường FM, SM & SW. (2) Ảnh hưởng đến hoạt động tăng trưởng của tảo Spirulina trong môi trường nước biển làm giàu với NaHCO3 và NaNO3. (3) Sự thích nghi của tảo Spirulina trong nước biển.
 
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP:
 
Chủng gốc, môi trường và nuôi trồng:
 
Spirulina sp. NCIM - 5412 (trên môi trường rắn) được mua từ phòng thí nghiệm Vi sinh vật Công nghiệp Quốc gia (NCIM), Pune - Ấn Độ. Chủng gốc được bảo quản trong môi trường thạch nghiêng Zarrouk ở 4oC. Chu trình đầy đủ của quá trình nuôi cấy tảo Spirulina được bổ sung vào bình 50 ml chứa 10 ml môi trường SM vô trùng (Phương pháp thử của Zarrouk's Medium) trong điều kiện vô trùng. Tất cả các thuốc thử được sử dụng đều có trong phân tích, bạn có thể liên hệ SBC Scientific để hỏi về thông tin hoá chất. Sodium carbonate được thêm vào sau khi và pH được điều chỉnh đến 8,8 - 9,0. Sự tăng trưởng và duy trì của quá trình nuôi cấy được thực hiện ở phòng sinh trưởng chiếu sáng (4500 lux) ở 30 ± 2 ° C dưới chu kỳ 12/12 giờ sáng tối. Lắc bằng tay các mẫu nuôi cấy 3 lần/ngày.
 
Nuôi cấy:
 
Spirulina sp. được đưa vào ba môi trường: SM, FM và SW như đã đề cập trong Bảng. 1. Nước biển tự nhiên được thu thập mới từ vịnh Khambhat (vĩ độ: 22 ° 13 '60 N, kinh độ 72 ° 47' 60 E). Tổng cộng 30 bình chứa dung tích 50 ml có chứa 20 ml môi trường đã được thêm vào cùng một lượng vi khuẩn. Tất cả bình được giữ ở nhiệt độ phòng trong điều kiện ánh sáng mờ, mỗi ngày ghi nhận luồng sáng và nhiệt độ trong ngày. Lắc bằng tay các mẫu nuôi cấy 3 lần/ngày.
 
Bảng 1: Thành phần của môi trường tổng hợp (SM), môi trường phân bón (FM) và nước biển (SM).

Sr. no Ingredient SM FM SW
Amount (g/l)
1 NaHCO3 16.8 8.0 0
2 NaNO3 2.5 2.5 0
3 NaCl 1.0 0.5 0
4 K2SO4 1.0 0 0
5 K2HPO4 0.5 0 0
6 MgSO4.7H2O 0.2 0.15 0
7 FeSO4.7H2O 0.01 0 0
8 CaCl2.2H2O 0.04 0.04 0
9 EDTA 0.08 0 0
10 Single supar phospate 0 1.25 0
11 Muriate of potash 0 0.98 0
12 H3BO4 0.00286 0 0
13 MnCl2.4H2O 0.00181 0 0
14 ZnSO4.7H2O 0.00022 0 0
15 MoO3 0.00001 0 0
16 CuSO4.5H2O 0.00008 0 0
17 Distilled water 1000 mL 1000 mL 0
18 Natural seawater 0 0 0

Nuôi cấy trong môi trường nước biển được làm giàu:
Nước biển thu được từ Khambhat được làm giàu với muối carbonate (NaHCO3) và muối nitrat (NaNO3) ở những nồng độ khác nhau nêu trong Bảng 2. Tất cả bình chứa nồng độ muối khác nhau đã được thêm cùng với lượng tế bào Spirulina đã được lọc bằng giấy lọc và rửa với dung dịch đệm (pH-7) và tiếp tục được khuấy trong nước biển để tạo hỗn hợp đồng nhất. Môi trường đồng nhất được sử dụng để nuôi cấy. Những bình cấy được duy trì như đã đề cập ở trên.
 
Lọc và rửa: Mỗi ngày lấy một bình từ 30 bình nuôi cấy đã được thu hoạch để xác định trọng lượng khô. Các tế bào được thu thập bằng cách lọc bằng giấy lọc Whatman no.1. Các tế bào thu được rửa bằng dung dịch HCL pha loãng (0.0001 N) để loại bỏ muối và bụi dư thừa còn xót lại ở bề mặt tế bào. 
 
Bảng 2: Kết quả pH và khối lượng khô của Spirulina (NCIM 5421) nuôi cấy trong môi trường nước biển có tăng cường NaHCO3 và NaNO3
 
Medium Ingredient Amount
(g/l)
0 Day 15th Day 30th Day
pH dw/l pH dw/l pH dw/l
Sea water 0 8.51 0.09 8.55 0.28 8.47 0.15
NaHCO3 1 8.26 0.09 8.53 0.11 8.64 0.05
2 8.15 0.09 8.80 0.16 8.93 0.07
5 8.12 0.09 9.03 0.24 9.12 0.18
10 7.92 0.09 9.33 0.27 9.41 0.17
NaNO3 0.5 8.52 0.09 8.53 0.13 8.65 0.09
1 8.53 0.09 8.66 0.19 8.46 0.04
1.5 8.48 0.09 8.27 0.24 8.43 0.27
2.5 8.46 0.09 8.50 0.16 8.63 0.10
NaHCO3 + NaNO3 1+0.5 8.22 0.09 8.57 0.13 8.65 0.08
2+1.5 8.06 0.09 8.84 0.24 8.88 0.07
5+1.5 7.80 0.09 9.17 0.28 9.12 0.26
10+2.5 7.78 0.09 9.40 0.37 9.31 0.25

Xác định trọng lượng khô:
 
Sau khi lọc và rửa, giấy lọc đã được sấy khô trong tủ sấy ở 100 ° C trong 16 giờ. Sau đó đưa vảo bình hút ẩm và để nguội đến nhiệt độ phòng. Cân khối lượng bằng cân phân tích có độ chính xác đến 0.0001 g. 
 
Theo dõi các thí nghiệm:
 
Trước khi lọc, môi trường ở mỗi bình được theo dõi độ pH và kiểm tra bằng kính hiển vi. Hút 100μl mẫu bằng micropipettes và bắt đầu quan sát dưới kính hiển vi ở 40 X. Tất cả các thí nghiệm được thực hiện ba lần và kết quả được biểu diễn bằng giá trị trung bình của tham số tương ứng.
 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN:
 
Spirulina sp. NCIM - 5412 đã được nuôi cấy thành công ở môi trường SM dạng lỏng từ môi trường thạch nghiêng. Spirulina sp. đã được nuôi cấy trong SM, FM và SW trong ba mươi ngày. pH (Hình 1), trọng lượng cực nhỏ và khô (Bảng 3) được theo dõi hàng ngày. Spirulina sp. phát triển tốt trong cả hai môi trường SM và FM. Trong SM và FM, pH của môi trường trở nên kiềm hóa hơn khi môi trường trở nên già hơn. Môi trường cũng chuyển từ màu xanh lá sáng sang xanh đậm khi khối lượng tế bào tăng lên. Trong khi nuôi cấy Spirulina trong môi trường SW, cả pH và lượng tế bào tăng sinh đều không thay đổi so với nuôi cấy trong môi trường SM và FM. Trong môi trường FM, pH của môi trường trở kiềm hóa hơn (pH 10) so với môi trường SM (hình 1). Quan sát qua kính hiển vi cho thấy quá trình nuôi cấy được nuôi cấy Spirulina phát triển mạnh và hình thái sợi tơ của Spirulina cũng duy trì màu sắc và hình dạng của nó theo báo cáo của FAO (Thông tư Thủy sản và Nuôi trồng Thuỷ sản số 1034) (FAO, 2008).

 
Hình 1: pH của môi trường trong quá trình nuôi cấy Spirulina (NCIM 5421) trong môi trường tổng hợp (SM), môi trường phân bón (FM) và môi trường nước biển (SM).
nuoi-tao-spirulina.png
Quá trình nuôi cấy Spirulina trong bình nón có hạn chế trong việc cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến sự tăng trưởng, phát triển và sản xuất các hóa chất có giá trị (Capone, et al., 1997), tuy nhiên nó sẽ cung cấp thông tin ban đầu cho việc thử nghiệm thêm về sau hoặc mức độ nuôi cấy thương mại. Quá trình tăng trưởng và phát triển Spirulina trong SW đã được tìm thấy hoàn toàn khác so với SM và FM. Môi trường nước biển không cho thấy bất kỳ sự gia tăng đáng kể nào đối với sự phát triển của tảo Spirulina. Khối lượng khô tối đa là 0,28 g/l. Một sự khác biệt được quan sát là giá trị pH khi nuôi cấy Spirulina trong SW. Giá trị pH không thay đổi nhiều so với ban đầu 8.51 đến 8.55 (Bảng 3) vào ngày thử nghiệm thứ 30. Giống như giá trị pH, trọng lượng khô của sinh khối cũng không tăng đáng kể (Bảng 3).
 
Hình 2: Nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm nuôi cấy tảo Spirulina (NCIM 5421) trong môi trường tổng hợp (SM), môi trường phân bón (FM) và môi trường nước biển (SM), (trung bình 60 ngày).
Nuoi-tao-spirulina-2.png
Hình 3: Cường độ chiếu sáng trong thí nghiệm nuôi cấy tảo Spirulina (NCIM 5421) trong môi trường tổng hợp (SM), môi trường phân bón (FM) và môi trường nước biển (SM), (trung bình 60 ngày).

Nuoi-tao-spirulina-3.png
Các yếu tố môi trường đặc trưng như cường độ chiếu sáng và nhiệt độ thì quan trọng đến sự tăng sinh khối và đặc điểm chung của chúng. Spirulina sp. tăng trưởng tối đa ở 30-35 oC trong khi độ kiềm cao là yếu tố bắt buộc đối với sự tăng trưởng của Spirulina (Belkin & Boussiba, 1971). Trong nhiệt độ điều tra hiện tại và lux chiếu sáng đã được tìm thấy như đã đề cập trong Hình 2 và Hình 3 tương ứng. Quá trình tăng trưởng và năng suất sinh khối khô của Spirulina sp. NCIM - 5412 được nuôi cấy trong môi trường FM và SM cho thấy rõ ràng rằng các yếu tố môi trường được đề cập trong Hình 2 và 3 đã hỗ trợ cho sự tăng trưởng. Kết quả của việc trồng tảo Spirulina ở môi trường SW trong điều kiện tương tự cho thấy thành phần nước biển không hỗ trợ tăng trưởng, nhưng Spirulina sp. sống sót trong môi trường SW chỉ ra rằng việc dần dần tiếp xúc với SW và làm giàu thêm môi trường SW sẽ kích thích sự phát triển của Spirulina.
 
Bảng 3: Những quan sát hằng ngày của quá trình nuôi cấy Spirulina (NCIM 5421) trong môi trường tổng hợp (SM), môi trường phân bón (FM) và môi trường nước biển (SM).
 
Ngày SM FM SW
dw/L Màu sắc dw/L Màu sắc dw/L Màu sắc
1 0.04 Môi trường  xanh lục sáng, tế bào chuyển động tự do, không nhiễm bẩn. 0.04 Môi trường  xanh lục sáng, tế bào chuyển động tự do, không nhiễm bẩn. 0.04 Môi trường  xanh lục sáng, tế bào chuyển động tự do , không nhiễm bẩn.
2 0.08 0.08 0.04
3 0.15 0.13 Môi trường xanh lục, khối kết được hình thành, không nhiễm bẩn. 0.06 Môi trường xanh lục các cụm được hình thành với tủa trắng trên bề mặt, không nhiễm bẩn.
4 0.21 0.20 0.06
5 0.27 Môi trường  xanh lục sáng, tế bào chuyển động tự do , không nhiễm bẩn. 0.30 Môi trường xanh lục, vài khối kết được hình thành, không nhiễm bẩn. 0.08 Môi trường màu xanh lục, khối kết được hình thành với tủa trắng trên bề mặt, không nhiễm bẩn.
6 0.33 0.48 0.08
7 0.46 0.64 0.08
8 0.53 0.75 Môi trường màu xanh lục đậm, dày và kín, vài khối kết trở nên trắng, không nhiễm bẩn. 0.12 Môi trường màu xanh lục sáng, khối kết được hình thành với tủa trắng trên bề mặt, không nhiễm bẩn.
9 0.55 0.76 0.14
10 0.63 Môi trường màu xanh lục đậm, dày, hình thành khối kết, không nhiễm bẩn. 0.87 Môi trường màu xanh lục đậm, dày và kín, vài khối kết trở nên trắng, không nhiễm bẩn. 0.18 Môi trường màu xanh lục, kín, không nhiễm bẩn.
11 0.76 0.750.97 0.18
12 0.81 0.761.07 0.24 Môi trường màu xanh lục, khối kết màu xanh lục đậm, không nhiễm bẩn.
13 0.82 0.871.12 0.25
14 0.88 1.12 0.25
15 0.88 1.15 0.26
16 0.89 Môi trường màu xanh lục đậm, dày, hình thành khối kết, lớp màng mỏng của các tế bào trên thành bình, không nhiễm bẩn. 1.15 Môi trường màu xanh lục đậm, dày và kín, khối kết bám vào thành bình, không nhiễm bẩn. 0.26 Môi trường màu xanh lục đậm và tạo khối kết dưới đáy bình.
17 0.91 1.17 0.26
18 0.91 1.19 0.28
19 0.93 1.22 0.28
20 0.95 1.34 0.28
21 1.08 1.49 0.28
22 1.32 1.54 0.24 Môi trường mất màu xanh lục và trở thành vàng nhạt, bắt đầu bị nhiễm bẩn (vi tảo và động vật đơn bào).
23 1.65 1.63 0.21
24 1.64 1.65 0.20
25 1.79 1.79 0.20
26 1.78 1.79 0.20 Môi trường trở nên vàng hơn với tình trạng nhiễm bẩn tương tự.
27 1.79 1.80 0.17
28 1.84 Môi trường màu xanh lục đậm, dày, vài khối kết được quan sát, lớp màng mỏng của các tế bào trên thành bình và  bề mặt sẽ màu vàng xanh nhạt, không nhiễm bẩn. 1.80 Môi trường màu xanh lục đậm, dày, khối kết bám vào thành bình, vài cụm đổi màu từ xanh lục đậm sang màu vàng xanh, không nhiễm bẩn. 0.17 Môi trường trở nên vàng hơn, tỷ lệ nhiễm bẩn tương đối cao.
29 1.84 1.80 0.17
30 1.84 1.80 0.15

Trong nghiên cứu về môi trường SW được làm giàu với NaNO3 và NaHCO3 hiện tại đã được khảo sát từng chất riêng lẻ cũng như kết hợp với nồng độ khác nhau trong việc nuôi cấy tảo Spirulina. Nuôi cấy Spirulina sp. trong môi trường SW được tăng cường đã được tiến hành theo dõi trọng lượng khô và hình thái của tảo trong 30 ngày như được đề cập trong bảng 3. Tổng số ba kết quả (0 ngày, ngày thứ 15 và ngày thứ 30) cho mỗi sự kết hợp được xem xét (Bảng 3). Nó được mô tả trong Bảng 3, NaNO3 và NaHCO3 có một số ảnh hưởng đối với việc nuôi cấy tảo Spirulina trong môi trường SW. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường nước biển được bổ sung NaNO3 phù hợp hơn so với NaHCO3. Chỉ NaNO3 cho thấy kết quả tăng trưởng của tảo Spirulina là tốt hơn, trong khi kết hợp với NaHCO3 sự tăng trưởng tảo Spirulina không tăng đáng kể. Khối lượng khô tối đa vào ngày thứ 30 đạt được ở SW được tăng cường NaNO3 (1,5 g/l) là 0,27 g/l, tương đối cao so với môi trường SW không được tăng cường (0,15 g/l). Trọng lượng khô của tảo Spirulina trong môi trường SW không đủ để thương mại hoá việc nuôi trồng, tuy nhiên nó sẽ được coi là nghiên cứu mô phỏng cho những nghiên cứu tiếp theo. Trong quá trình nuôi cấy, pH của môi trường SW không thay đổi đáng kể cho thấy sự tăng trưởng rất kém hoặc ngăn chặn sự tăng trưởng trong nồng độ muối tương ứng (Bảng 3).
 
Sự xoắn lại của sợi tảo Spirulina là chỉ thị tốt để nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, bình để nuôi cấy, thành phần môi trường và các điều kiện hữu sinh và vô sinh khác (Parvin và cộng sự, 2008). Quan sát vi mô hàng ngày được thực hiện từ mỗi hệ thống thí nghiệm (Bảng 2). Hình 4 và 5 tượng trưng cho hoạt động của sợi tảo trong môi trường SW tự nhiên và môi trường SW được tăng cường ở ngày thứ 15 và ngày thứ 30 của quá trình nuôi trồng tương ứng. Điều này đã được khẳng định rõ ràng từ cả hai hình quan sát được những sợi tảo Spirulina bắt đầu xoắn lại (hình 4) và đã trở nên thẳng ra (Hình 5) khi môi trườnng bị già đi. Trong thời gian nghiên cứu này, có nhiều ngày nhiều mây và mưa, ánh sáng mặt trời cũng đóng một vai trò quan trọng ngoài sự kết hợp của môi trường.


Hình 4: Quan sát vi mô những sợi tảo Spirulina được nuôi cấy trong nước biển tự nhiên sau ngày thứ 15 được bổ sung NaHCO3 và NaNO3.
 
Các hình ảnh chụp ở độ phóng đại 40X. 1- Nước biển tự nhiên; 2, 3, 4, 5 - nước biển được làm giàu với NaHCO3 ở mức 1 g/l, 2 g/l, 5 g/l và 10 g/l tương ứng; 6, 7, 8, 9 - nước biển làm giàu với NaNO3 ở mức 0,5 g/l, 1 g/l, 1,5 g/l và 2,5 g/l tương ứng; 10, 11, 12, 13 - nước biển làm giàu NaHCO3 + NaNO3 ở mức 1 + 0,5 g/l, 2 + 1,5 g/l, 5 + 1,5 g/l và 10 + 2,5 g/l tương ứng
Nuoi-tao-Spirulina-4.png


Hình 5: Quan sát vi mô của sợi tảo Spirulina được nuôi cấy trong nước biển tự nhiên sau ngày thứ 30 được bổ sung NaHCO3 và NaNO3.
Các hình ảnh chụp ở độ phóng đại 40X. 1- Nước biển tự nhiên; 2, 3, 4, 5 - nước biển được làm giàu với NaHCO3 ở mức 1 g/l, 2 g / l, 5 g/l và 10 g/l tương ứng; 6, 7, 8, 9 - nước biển làm giàu với NaNO3 ở mức 0,5 g/l, 1 g/l, 1,5 g/l và 2,5 g/l tương ứng; 10, 11, 12, 13 - nước biển làm giàu NaHCO3 + NaNO3 ở mức 1 + 0,5 g/l, 2 + 1,5 g/l, 5 + 1,5 g/l và 10 + 2,5 g/l tương ứng.
Nuoi-tao-spirulina-5.png
KẾT LUẬN:
 
Nghiên cứu này chỉ ra rằng, nước biển tự nhiên có tiềm năng tăng trưởng Spirulina sp. NCIM 5421. Cần thêm các nghiên cứu để xác định giả thuyết nước biển như là môi trường nuôi cấy.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anupama, P.R., 2000. Value-added food: single cell protein. Biotechnology Advances. 18: 459– 479.
Belay, A., Ota, Y., Miyakawa, K., Shimamatsu, H., 1993. Current knowledge on potential health benefits of Spirulina. Journal of Applied Phycology. 5: 235–241. 
Belay A., 1997. Mass culture of Spirulina outdoors – the Earthrise experience. In: Vonshak A (ed) Spirulina platensis (Arthrospira): physiology, cell-biology and biotechnology. Taylor & Francis, London, pp 131–158. 
 
Bharat Gami, Abhishek Naik,and Beena Patel*
Corresponding Author*
Abellon Cleanenergy Ltd, Research and Development, Sydney House, Premchand Nagar Road, Bodakdev, Ahmedabad-380054 INDIA; Tel: +91-79-66197777; Fax: +91-79-66309341

Hiếu Minh
SBC Scientific
Hotline: 0945677929
Email: info@sbc-vietnam.com

 

Nhà phân phối