SBC Scientific - Cảm biến được cấy vào trong não khỉ cho phép chúng giải mã ký tự trong kịch Shakespeare

Cảm biến được cấy vào trong não khỉ cho phép chúng giải mã ký tự trong kịch Shakespeare

Sau khi được cấy ghép các cảm biến lên bộ não, các chú khỉ thuộc một nghiên cứu của Đại học Stanford cho kết quả ghi lại là 12 từ mỗi khi khi nghe vở kịch Hamlet của Shakespeare. Điều này mở ra một tia sáng cho việc khắc phục hỗ trợ người bị khuyết tật
facebook-sbc.png   wordpress-logo.png   twitter-16x16.png   youtube-16x16.png   google-plus-icon.png   pinterest-logo-16x16.png   blogger-16x16.png   google-sites.PNG  sbc-logo-16x16.jpg
cong-nghe-cho-phep-cac-chu-khi-hoan-thanh-tac-pham-shakepeare.jpg
 
CHẬM RÃI VÀ VỮNG CHẮC
Các nhà khoa học đã thí nghiệm trên một cặp khỉ ở Đại học Stanford và đã có bước đột phá chúng  nhờ vào việc cấy miếng mạch trên não.
 
Là một phần của một nghiên cứu được công bố bởi Proceeding cuả tạp chi IEEE, các nhà khoa học tại đại học Stanford đã tiến hành cấy ghép những điện cực vào não của những con khỉ Rhesus ( Macaca multta), một trong những loài khỉ phổ biến trên thế giới.
 
Những cảm biến này có thể đọc tín hiệu não trong việc ra lệnh các tín hiệu tới tay và cử động của cánh tay, cho phép những con khỉ có thể chọn các chữ cái trên một bàn phím hiện thị chữ trên màn hình. Những chú khỉ có thể nhập lại ký tự từ một vài bài báo và các tác phẩm của Shakespear với tốc độ 12 từ mỗi phút.
 
Từ não khỉ có thể áp dụng trên não người?
 
Nghiên cứu này có thể dẫn tới một phương hướng cải thiện việc giao tiếp cho người khuyết tật như công nghệ hỗ trợ hiện tại ( thiết bị hỗ trợ mắt, và vận động cơ bắp) sẽ là một thử thách chaỵ đua với thời gian.
“ Kết qủa của chúng tôi chứng minh rằng việc tương tác này có thể có triển vọng rất lớn trong cộng động” trưởng nghiên cứu và các đồng nghiệp tại Đại học Stanford, tiến sĩ Paul Nuyujukian giải thích với FACTOR. “ Công cụ cho phép khỉ có thể gõ các chữ cái”.
 
Phiên bản trước của công nghệ này đã được cấy vào con người, nhưng vì tâm trí của con người thường xuyên phải chi phối nhiều thứ, nên tỷ lệ đánh máy không thể được ước tính một cách chính xác. Đối chiếu với các phiên bản cập nhật với các con khỉ, cho phép các nhà nghiên cứu ước tính tốt hơn về khả năng gõ chữ cái, mà cuối cùng có thể được cải thiện hơn nữa thông qua việc tích hợp công nghệ tự động.
 
Tiến độ hiện tại, kết quả của nhóm Stanford là một bước quan trọng, hướng tới việc cải thiện công nghệ giao tiếp trợ giúp cho con người.
 
“ Sự phát triển tự nhiên của nghiên cứu lâm sàng được bắt đầu với mô hình nghiên cứu động vật lâm sàng, như bài viết này là chứng minh cho lời hứa về tác dụng của công nghệ đối với con người” Nuyujukian giải thích.

Nguồn: Futurism

Nhà phân phối