SBC Scientific - Thiết bị thí nghiệm- máy móc hay dụng cụ phòng thí nghiệm

Thiết bị thí nghiệm- máy móc hay dụng cụ phòng thí nghiệm

Trong phòng thí nghiệm nhất thiết phải có các loại thiết bị máy móc thí nghiệm( thiết bị khoa học) để phục vụ cho việc nghiên cứu, xét nghiệm, thí nghiệm, kiểm nghiệm. Thiết bị thí nghiệm sẽ khác nhau tùy theo ngành như vi sinh, sinh học phân tử, nuôi cấy mô, môi trường, thực phẩm, dược liệu, thủy sản, vân vân.

thiet-bi-phong-thi-nghiem.jpg
                                                                                          Thiết bị dụng cụ phòng thí nghiệm
XEM GIÁ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM Ở ĐÂY

Phòng thí nghiệm dùng cho nghiên cứu được các chuyên gia của lĩnh vực đó sử dụng các loại dụng cụ riêng biệt. Các thiết bị thí nghiệm được trang bị lắp đặt cho trường học, trạm không gian, cơ sở quân sự, trường đại học, chính phủ...

Các thiết bị khoa học có các kích thước từ kích cỡ micro cho tới vài mét hoặc vài kilomet như kính thiên văn có các mảng angten sải rộng. Các thiết bị siêu nhỏ với kích cỡ vài micro được áp dụng trong trị liệu trên người, có thể đưa vào cơ thể mà không gây bất cứ tổn hại nào. Trong những năm gần đây các nhà khoa học đã phát triển ra các loại robot để đưa thuốc vào cơ thể, hoặc quan sát thu thập mẫu vật. Chúng có thể biến hình phù hợp với kích cỡ các khoang mà chúng qua.

Các thiết bị phổ biến chúng ta hay sử dụng hoặc thấy trong các phòng thí nghiệm sinh học phan tử, vi sinh, nuôi cấy mô thực vật động vật, môi trường, thủy sản, y dược…

Micropipette:
Là dụng cụ dùng để vận chuyển một lượng xác định chất lỏng. Pipette được thiết kế với các kích cỡ, độ chính xác khác nhau tùy vào mục đích sử dụng từ pipette thủy tinh cho tới pipette có thể điều chỉnh hoặc pipette kỹ thuật số.

Máy luân nhiệt, máy PCR:

Dùng để nhân đôi DNA lên thành nhiều bản, có thể là hàng ngàn hàng triệu bản DNA. Kỹ thuật PCR được phát triển bởi Kary Mullis năm 1983, kỹ thuật PCR trở nên phổ biến và không thể thiếu trong các phòng sinh học phân tử, y dược để nghiên cứu các ứng dụng khác nhau. Phản ứng PCR gồm 3 bước chính:
- Bước 1: Biến tính phân tử DNA, nhiệt độ từ 94-95oC.
- Bước 2: Bắt cặp mồi với mạch khuôn, nhiệt độ từ 40-70°C, tùy thuộc vào Tm của
mồi sử dụng .
- Bước 3: Tổng hợp mạch mới, mạch mới được kéo dài từ mồi, nhiệt độ 72oC.
 
Một chu kỳ gồm ba bước trên được lặp đi lặp lại nhiều lần. Kết quả cuối cùng là số lượng rất lớn bản sao trình tự cần. Thành phần cơ bản của phản ứng PCR gồm có: DNA bản mẫu, mồi xuôi và mồi ngược, dNTP (dATP, dTTP, dGTP, dCTP), dung dịch đệm cho phản ứng PCR, MgCl2, Taq polymerase. đối với RNA, trước khi thực hiện phản ứng PCR phải qua bước RT để chuyển RNA thành cDNA. Thành phần cơ bản của phản ứng RT gồm có: RNA bản mẫu, mồi ngược, dNTP (dATP, dTTP, dGTP, dCTP), dung dịch đệm cho phản ứng RT, Reverse Transcriptase.

Máy ủ nhiệt khô: được sử dụng cho các phản ứng cần nhiệt độ ổn định (phản ứng enzyme,
lai…).

Tủ hút khí độc: Sử dụng trong các thí nghiệm với hóa chất bay hơi độc như phenol,
chloroform….

Tủ cấy vô trùng: được sử dụng khi cần khi thao tác trong điều kiện vô trùng. Tủ phải luôn
được giữ sạch, bề mặt thí nghiệm được khử trùng bằng cồn. Trước và sau khi sử dụng phải thanh trùng bên trong tủ bằng cách bật đèn tử ngoại trong ít nhất 15 phút.

Tủ lạnh: Là tủ mát (4oC) hoặc tủ lạnh sâu (-20oC) dùng ñể giữ các sinh phẩm, hoá chất cần giữ
ở nhiệt độ lạnh.

Máy vortex: Dùng để trộn đều mẫu.

Máy luân nhiệt (PCR): Dùng để nhân bản 1 trình tự nucleic acid. Máy có khả năng tăng giảm nhiệt độ rất nhanh.

Máy li tâm: Dùng để phân tách và thu nhận các phần tử khác nhau trong một dung dịch.
Nguyên tắc: Sự phân tách các phần tử khác nhau trong một dung dịch được thực hiện dựa trên vận tốc lắng khác nhau của chúng dưới tác động của một lực li tâm.Tuỳ thuộc vào đặc điểm dùng để phân tách (khối lượng hay tỉ trọng của các phần tử vật chất) mà người ta chia làm hai loại: Ly tâm phân đoạn (li tâm vùng) và li tâm đẳng tỉ trọng.
- Li tâm phân đoạn (li tâm vùng): Phương pháp này cho phép phân tách các phần tử

vật chất dựa vào khối lượng của chúng. Các phần tử vật chất sẽ di chuyển về phía đáy ống li tâm với vận tốc tùy thuộc lực li tâm, khối lượng, sự khác biệt tỉ trọng giữa các phần tử này với dung dịch li tâm và sự ma sát giữa chúng với dung dịch li tâm (tức tuỳ thuộc hình dạng các phần tử). Như vậy trong li tâm vùng, để thu nhận một loại phần tử nhất ñịnh cần sử dụng một lực li tâm và thời gian li tâm nhất định phù hợp.

- Li tâm đẳng tỉ trọng: đây là phương pháp phân tách các phần tử vật chất dựa vào tỉ trọng của chúng. Phương pháp này cho hiệu quả phân tách rất cao, các phân đoạn phân tách được rất thuần khiết. Ống li tâm chứa một cột dung dịch có tỉ trọng tăng dần từ miệng đến đáy ống tạomột gradient tỉ trọng. Tỉ trọng của các phân tử cần phân tách phải nằm trong vùng gradient tỉ trọng này. Trong quá trình li tâm các phần tử vật chất sẽ lắng xuống ñáy ống, khi đến vùng dung dịch có tỉ trọng tương đương, phân tử sẽ dừng lại do đã đạt trạng thái cân bằng. Trạng thái này không thay đổi dù tăng thời gian hay lực li tâm. Các loại phân tử thường ñược sử dụng để thiết lập gradient tỉ trọng là saccharose hay glycerol khi cần phân ñoạn các bào quan, cesium chloride (CsCl) khi cần phân tách các protein và acid nucleic.

Nồi hấp tiệt trùng: được sử dụng để khử trùng các thiết bị, dụng cụ vật tư tiêu hao, môi trường dưới nhiệt độ 121oC, áp suất 15psi, trong 15 phút. Thông thường nồi hấp sẽ đạt được các tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ, hoặc chứng chỉ CE-MDD. Được trang bị công nghệ xử lý tự động, tự lập trình cho chạy thông qua các cảm biến nhiệt độ, đồng hồ, hệ thống báo động khi có sự cố, hoặc kết thúc quá trình hấp, giao diện dễ tương tác cho người sử dụng.

Bể điều nhiệt: Là thiết bị mà khoang chứa chất lỏng có thể gia nhiệt nhằm để ủ mẫu trong nước hoặc dầu với nhiệt độ xác định trong một thời gian xác định. Bể ổn nhiệt có thể được thiết kế với giao diện dễ sử dụng, được lập trình tự động, cài đặt thời gian và nhiệt độ, tiết kiệm thời gian và công sức cho người sử dụng.

Máy điện di: là thiết bị hay được sử dụng phổ biến trong phòng sinh học phân tử, y dược. Bộ điện di phân tích được mẫu dựa trên các đặc điểm như kích thước, hình dạng hay điểm đẳng tích. Để thực hiện điện di cần có một số hóa chất sinh học phân tử cần thiết như: dung dịch đệm Buffer để dẫn điện và tạo điện trường đều, bản gel(có thể là agarose hoặc polyacrylamide) chúng có nhiệm vụ làm nền cho mẫu chạy, và các chất nhuộm để nhận dạng mẫu như Ethidium Bromide, bạc, xanh Coomassie. Có nhiều loại máy điện di khác nhau như điện di nằm ngang, điện di đứng, cũng có nhiều hãng sản xuất điện di.

Cân kỹ thuật, cân phân tích: Là thiết bị dùng để đo lường mẫu thí nghiệm với lượng nhỏ và chính xác

Lò nung thí nghiệm: Dùng để đưa mẫu vật lên một nhiệt độ xác đinh, phá hủy mẫu vật ở nhiệt độ cao.

Tủ vi khí hậu: Dùng để nuôi cây trong điều kiện tối ưu nhất. Tủ được thiết kế với nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thích hợp cho cây.

Máy lắc thường và máy lắc ổn nhiệt: Dùng để hòa tan mẫu với dung dịch môi trường.

Tủ sấy nhiệt độ cao: là thiết bị gia nhiệt lên mức xác định để làm mất hơi nước mẫu vật. Có thể lên tới vài trăm độ C.
Máy chưng cất đạm hay Nito: Là thiết bị dùng để xác định hàm lượng nito, protein trong mẫu vật. thường dùng cho các nhà máy thức ăn, thức ăn gia súc, thuốc thú y…

Máy chưng cất béo: Là thiết bị dùng để ly trích chất béo trong mẫu vật và xác định nồng độ đó.      
   
Thiết bị cận hồng ngoại NIR: Dùng để xác định các chỉ tiêu đạm, béo, tro, sơ, ẩm, phospho, canxi….

Máy cất nước: Dùng để chưng cất nước thành nước tinh khiết, loại bỏ phần lớn các kim loại nặng

Máy khuấy từ: Là thiết bị sử dụng tính chất từ tính để hòa tan hoặc khuấy đều mẫu. Cá từ hay thanh từ sẽ chuyển động theo ái lực của từ tính làm dung dịch chuyển động và hòa tan mẫu.

Máy sắc ký lỏng, sắc ký khí: Dùng để phân tích tính chất các chất hóa học, các nguyên liệu cho nhà máy… Một hỗn hợp sẽ được tách ra thành nhiều chất thông qua hệ thống sắc ký. Khi các thành phần trong mẫu di chuyển qua hệ thống với tốc độ khác nhau, các thành phần này sẽ được tách khỏi nhau theo thời gian.
 
Trong kỹ thuật sắc ký, hỗn hợp được chuyên chở trong chất lỏng hoặc khí, và các thành phần của nó được tách ra do sự phân bố khác nhau của các chất tan khi chúng chảy qua tĩnh rắn hay lỏng. Những kỹ thuật khác nhau sẽ được dùng để phân tích các hợp chất khác nhau dựa trên các tính khác nhau của các chất trong môi trường khí hoặc lỏng. Sắc ký phân tích được dùng để xác định danh tính và nồng độ các phân tử trong hỗn hợp. Sắc ký tinh chế được dùng để tinh chế các chất có trong hỗn hợp.

Thông tin mua các dụng cụ thiết bị thí nghiệm, hoặc tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ:

CTY TNHH TMDV KHOA HỌC SBC VIETNAM
Hotline: 0945677929
Tel: 0868400109
Email: info@sbc-vietnam.com

Nhà phân phối