SBC Scientific - GIỚI THIỆU KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ THỰC VẬT

GIỚI THIỆU KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ THỰC VẬT

Nuôi cấy mô đã xuất hiện từ sớm do nhu cầu của con người. Mỗi tế bào của cây đều có thể trở thành một cây hoàn chỉnh do đó có thể lấy mẫu từ các bộ phận như lá, thân, cành, hạt.
facebook-sbc.png   wordpress-logo.png   twitter-16x16.png   youtube-16x16.png   google-plus-icon.png   pinterest-logo-16x16.png   blogger-16x16.png   google-sites.PNG  sbc-logo-16x16.jpg
Nuoi-cay-mo-thuc-vat.jpg

GIỚI THIỆU KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ THỰC VẬT


Nuôi cấy mô đã xuất hiện từ sớm do nhu cầu của con người. Mỗi tế bào của cây đều có thể trở thành một cây hoàn chỉnh do đó có thể lấy mẫu từ các bộ phận như lá, thân, cành, hạt.
 
Chúng ta có rất nhiều cách để nhân giống cây như là gieo hạt, tách chiết, giâm hom… Những cách ấy từ xa xưa con người đã bắt đầu sử dụng và ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày. Kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật cũng đã xuất hiện khá lâu. Nhờ áp dụng phương pháp này chúng ta có thể nhân nhanh số lượng lớn cây, các cây tương đối đồng đều, loại trừ được mầm bệnh… Hơn nữa nhờ vào kỹ thuật này, theo lý thuyết ta có thể lấy bất kỳ bộ phận nào của cây để nhân lên trong ống nghiệm.
 
Những yêu cầu trong nuôi cấy mô thực vật bao gồm môi trường nuôi cấy,PH, ánh sáng, nhiệt độ…
 
Điều đáng nói ở đây nhất đó chính là môi trường nuôi cấy. Môi trường cho nuôi cấy mô thực vật cần đáp ứng các nguyên tố vi lượng, đa lượng, vitamins, hormone, đường, than hoạt tính.
Môi trường MS được sử dụng phổ biển trong nuôi cấy mô thực vật, về sau có nhiều thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng cây cấy mô. Môi trường MS bắt đầu từ White’s medium, được áp dụng đầu tiên trên cây thuốc lá. Môi trường MS rất giàu vi lượng và đa lượng. Do đó trong 1 số trường hợp người ta sẽ giảm bớt muối trong đa lượng và giữ nguyên hàm lượng vi lượng.
 
Sau đây là bảng hàm lượng vi lượng và đa lượng của môi trường MS:
 
 
Thành phần vi lượng mg/l µM
CoCl2.6H2O 0.025 0.11
CuSO4.5H2O 0.025 0.10
FeNaEDTA 36.70 100.00
H3BO3 6.20 100.27
KI 0.83 5.00
MnSO4.H2O 16.90 100.00
Na2MoO4.2H2O 0.25 1.03
ZnSO4.7H2O 8.60 29.91
 
Thành phần đa lượng mg/l mM
CaCl2 332.02 2.99
KH2PO4 170.00 1.25
KNO3 1900.00 18.79
MgSO4 180.54 1.50
NH4NO3 1650.00 20.61
 
 
Như ta thấy môi trường MS pha sẵn rất tiện lợi. Theo phương pháp pha môi trường truyền thống ta pha các stock cơ bản và trữ lạnh. Theo thời gian các stock vi lượng đa lượng không còn tốt nữa. MS pha sẵn có đủ các stock như trên. Do đó khi ta dùng MS pha sẵn sẽ lợi thời gian và công sức. Sau khi pha, chúng ta bảo quản rất dễ dàng.
 
Ngoài vi lượng và đa lượng ta còn nhắc tới vai trò của Vitamins. Có rất nhiều nghiên cứu phản ánh vai trò của Vitamins trong việc ảnh hưởng tới quá trính sinh tổng hợp của cây.
 
Vitamins kết hợp với các thành phần khác ảnh hưởng tới việc phát triển mô sẹo, phôi soma, rễ và phát triển phôi (embryogenic development). Ví dụ, Vitamin thiamine kết hợp với Cytokinin ảnh hưởng tới việc hình thành mô sẹo và rễ…
 
Vitamins mg/l µM
Glycine 2.00 26.64
myo-Inositol 100.00 554.94
Nicotinic acid 0.50 4.06
Pyridoxine HCl 0.50 2.43
Thiamine HCl 0.10 0.30

Điểu kiền PH của cây thông thường là 5.8, nhiệt độ trong phòng nuôi cấy cây nên từ 20-27oC, Ánh sáng dùng bóng đèn trắng hình chữ U,trên kệ sáng khoảng cách giữa các bóng là 50cm.
 
Sau khi chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết cho cây, ta tiến hành vô mẫu tức là tiến hành vô trùng mẫu và đưa vào ống nghiệm.
 
Để vô trùng mẫu cũng tùy vào đối tượng khác nhau mà xử lý hóa chất với nồng độ và thời gian khác nhau.
 
Nhìn chung các hóa chất khử trùng gồm có nước cất, muối thủy ngân (HgCl2), Cồn 70oC, nước javel…
 
- Ví dụ vô trùng mẫu là hạt lúa: Ta đêm rửa hạt lúa đã bóc vỏ bằng nước cất (distilled water), rửa qua cồn 70o trong 5 phút, rửa lại bằng nước cất sau đó ngâm dung dịch nước javel 50% trong 5 phút. rồi rửa lại bằng nước tiệt trùng 3 lần.
 
- Ví dụ vô mẫu cây chuối: Thông thường người ta lấy mẫu củ chuối vì khả năng tái sinh cao.
 
Sau khi gọt hết lớp vỏ bên ngoài của củ chuối, chỉ còn lại 1 củ nhỏ với đường kính nhỏ hơn 5cm. Ta tiến hành khử trùng như sau: Rửa trước bằng nước vòi, rửa dưới vòi trong vòng 1 giờ. Sau đó rửa bằng nước cất, ngâm trong cồn 70o trong vòng 5 phút, rửa lại bằng nước cất, sau đó ngâm trong muối thúy ngân 1/1000 trong vòng 8 phút, kế đó rửa lại bằng nước tiệt trùng 3 lần.
 
Để nhân giống ta có thể dùng nhiều phương pháp như tạo mô sẹo, tạo cụm chồi, nuôi từ phôi vô tính,
 
bioeactor. Sau những bước này ta tiến hành cấy chuyền hoặc tái sinh chồi, tạo rễ cho ra cây hoàn thiện. Mỗi giai đoạn ta xử lý các loại hormone khác nhau trên những đối tượng khác nhau.
 
Sau khi ta được cây hoàn thiện thì tiến hành đem cây ra môi trường bên ngoài. Giai đoạn này cây rất dễ bị mất nước vì cấu trúc lá dạng tròn trong khi cấu trúc của lá cây bên ngoài dạng dẹt. Cây mới lấy ra cần rửa nước thật kỹ để sạch môi trường cấy, vì môi trường rất giàu dinh dưỡng dễ tạo điểu kiện cho nấm và vi sinh phát triển, gây hư rễ. Cây mới đem ra nên ngâm trong nước khoảng 2-3 ngày rồi tiến hành trồng bên ngoài.
 
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng LIÊN HỆ:
 
CTY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KHOA HỌC SBC VIETNAM
Add: 53/1 QL.13, KP3, P. Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Email: info@sbc-vietnam.com hoặc info.sbcvietnam@gmail.com
Tel: (+84) 868400109
Hotline: (+84) 945677929
Website: www.sbc-vietnam.com
 

Nhà phân phối